Cách Tết Mỏ Gà Chọi

trong đó chuẩn bị một số đồ phụ tùng như sau:• Khăn nhỏ làm nước (loại khăn rửa mặt hình vuông khoảng 25cm x 25cm hay 30cm x 30cm), nên dùng loại khăn dễ thấm nước và dễ dàng vắt khô.• Cuộn chỉ nhợ (để khớp mỏ gà), lưỡi lam, kéo nhỏ• Hộp mỏ gà (mỏ trên của gà giữ lại sau mỗi lần làm gà ăn thịt, bóc mỏ trên ra và hong gió cho mỏ khô và cất vào hộp giữ lại).• 10 Lông cứng ở cánh gà• 6 Lông cứng ở đuôi gà• Hộp phó-mát (vaseline) hay kem bôi mắt loại nhỏ.Bạn đang xem: Kỹ thuật khớp mỏ gà chọi trên 1 người

Đang xem: Hướng dẫn làm bịt mỏ gà chọi


*

Rớt mỏ: Gà bị đá rớt mỏ hơi ít thấy nhưng không phải là không có và không xảy ra.

Bạn đang xem: Cách tết mỏ gà chọi

Có vài nguyên nhân có thể làm cho gà dễ bị rớt mỏ trong trận đấu. Thứ nhất để cho gà xói mỏ qua bội, hay qua những lớp ngăn chuồng gà. Khi bị xói mỏ kiểu này các lớp thịt bao bọc quanh miệng gà bị rách và khi lành bị co rút vào khiến cho các lớp da bao quanh miệng gà không còn bám vào mỏ chắc như trước. Thứ hai, gặp đối thủ chuyên đá “ngọn mặt” mỏ gà sẽ mau bị rêm và lên mỏ. Nài nước kinh nghiệm nhìn nước đá của gà đối phương và nếu đụng con gà chuyên sở trường về đá “ngọn mặt” nên thường xuyên kiểm soát mỏ gà nhà trong khi gà đang đá. Thường thì nếu gà bị lên mỏ sắp rớt trong lúc thi đấu thì chủ kê hay nài nước bên gà bị sắp rớt mỏ có quyền xin nghỉ để khớp mỏ ngay trong hiệp đấu. Nếu gà chỉ mới lên mỏ thì dùng cách khớp mỏ như đã hướng dẫn trong phần Khớp mỏ ở trên. Trong trường hợp gà bị rớt hay mất mỏ thì hơi khó mà khớp lại vì lớp mỏ non bên trong sẽ bị bể, dập chảy máu. Trước hết nên nhổ vài lông tơ mềm (loại lông mịn và tơ như bông) trong nách gà hay gần phần đùi trên gần lông mã và đặt lên mỏ non của gà. Sau đó lấy cái mỏ đã rớt hay mỏ “sơ-cua” mang theo trong hộp và lắp mỏ này lại cho gà sau đó khớp mỏ gà bằng chỉ như được hướng dẫn trong phần khớp mỏ. Thường gà đã bị đá rớt mỏ thì tháp và khớp mỏ lại chỉ giúp cho gà không bị bể mỏ non và mất máu trong khi tiếp tục thi đấu. Do đó gà được khớp mỏ lại sẽ ít mổ, cắn hơn vì khi mổ gà sẽ bị thốn đau, điều này dễ hiểu cho nên chủ kê đừng kỳ vọng con gà sẽ cắn đá bình thường sau thi được tháp mỏ lại.Gà bị đánh trúng huyệt: Thường gà bị đánh vào hai yếu huyệt sau đây có thể nằm bại xụi ngay tại trường: – gà bị đánh trúng vào thùy chẩm (chấn sọ sau ót gà). Gà trúng đòn này lập tức gục từ khuỷu chân gục xuống, cổ đưa dài ra, mỏ chấm đất và hai cánh xòe ra. Gà run lẩy bẩy như bị trúng gió độc, – Còn đòn khác là gà bị đánh trúng vào cạnh lườn là huyệt trí mạng. Gà trúng đòn này sẽ nằm lăn ra trường, hai chân co rút, hai cánh xòe ra, đầu cổ thẳng đơ nằm co giựt trên mặt đất không thể đứng lên được.* Nếu gà bị đánh trúng vào thùy chẩm nhẹ thì sau khi quị xuống một lúc sau nó sẽ tự đứng lên và từ từ trở lại trạng thái bình thường. Một điều nên nhớ là thường các luật trường gà không cho phép nài nước bắt gà ra trong lúc thi đấu dù gà bị đá ngã trong trường hợp này mà chỉ được phép chữa gà khi ra hiệp (ôm) mà thôi. Tùy vào đòn đánh của đối phương nặng chân hay nhẹ chân mà có thể chữa gà nhà như sau: cho gà uống ngụm nước nhỏ, xong lấy ăn ướt trùm lên đầu gà và che 2 mắt gà để gà đứng im tỉnh dưỡng. Sau đó nài nước ngồi trực diện với con gà và làm nóng 2 bàn tay rồi xoa bóp trước ngực gà ra đến ngoài bả vai (2 trái chanh) và đi sâu vào 2 bên nách non. Lý do làm động tác xoa bóp như thế để giúp cho tim hoạt động mau lẹ điều hòa bơm máu lên đầu cho óc cho gà mau hồi phục chức năng bình thường trở lại. Sau khi làm độ chừng 5 hay 6 lần như vậy thì dở khăn ướt ra và làm nóng bằng cách ủ hai tay hay đắp khăn nóng vào vùng chấn sỏ sau ót gà. Sau đó làm nước gà khi ra ôm bình thường như được hướng dẫn ở phần trên.* Nếu gà bị đánh trúng huyệt ở lườn thì sẽ té và năm “xuôi cò” tại trường. Gà bị trúng đòn nghiệt này rất khó chữa vì gà chỉ còn nằm chứ không đứng được. Thường thì chủ kê sẽ xin vớt gà ngay sau đó. Tuy nhiên phương pháp chữa gà sau đây có thể giúp cho gà hồi phục phần nào. Trước hết dựng gà dậy cho gà trong tư thế đứng và đưa cho 1 người ngồi ôm lấy gà từ phía sau, đắp khăn nóng phủ dài dọc theo xương sống lưng giữ cho gà ấm. Nài nước làm nóng 2 bàn tay và xoa bóp cho gà từ phần ngực sang hai bả vai, chà nóng cho gà bên hai nách non, hai bên hông và xuống hai bên đùi. Làm độ 5 hay 6 lần cho gà ấm phần trên. Cho gà đứng vào giữa 2 đùi của người giữ gà, luồn khăn nóng xuống dưới lườn và bụng, nhớ phủ khăn nóng dài xuống hậu môn gà. Cho gà uống vài ngụm nước nhỏ xong bắt đầu chuyển xuống làm nóng phần dưới của gà, xoa bóp lần này từ ngực xuống dưới lườn, sang 2 bên đùi gà và chạy dài xuống 2 quản gà.

Xem thêm: Top 8 Bộ Nghịch Lưu 12Vdc Lên 220Vac 2022, Mạch Nghịch Lưu Đơn Giản

Nên nhớ cho hai bàn chân gà đứng bằng phẳng vững chãi trên mặt đất. Không nên nhấc chân gà lên để bẻ cong, co giãn các ngón chân vì gà đang bị co giựt và bị rút gân ở đùi và chân. Khi gà đã tỉnh lại và đi đứng được chỉ nên phun sương từ sau ót gà phun tới. Lấy khăn hơi ẩm để lau lót gà qua loa, tránh làm ướt và mát quá mức vì gà cần sức ấm. Cho gà đi lại trong góc của đội nhà cho gà thư giãn. Nên cho gà uống nước bằng nhiều ngụm nhỏ nhiều lần.Gà bị đá quáng chạy: Thường thì gà bị đá quáng (miền Bắc gọi là trúng đòn cáo), vụt bỏ chạy ra khỏi bồ là do gà bị trúng đòn vào màng tang ngang lỗ tai.Nhiều con gà dữ khi trúng đòn này chỉ chạy vụt ra khỏi bồ trong tích tắc và quay trở lại bồ đá tiếp chứ không cần sự can thiệp của nài nước. Chỉ ngoại trừ gà trúng đòn quáng quá nặng, mặt mày ngơ ngác. Trong trường hợp này gà cần phải dăm ba phút sau mới hồi tỉnh. Đây là lúc cần bàn tay săn sóc của nài nước nhanh chóng vì chưa phải là cuối ôm ra làm nước nên không chần chờ và có đủ thời gian. Cho gà uống ngụm nước nhỏ và phun sương từ phía sau gà tới từ mào xuống chấn sỏ và tiếp tục từ gáy xuống giây chằng. Cho gà uống thêm một ngụm nước nhỏ nữa trước khi thả gà. Như đã nói ở phần trên nên chú ý là khi gà bị đá quáng hay bị đá trúng huyệt ngặt nghèo không nên cho uống nước ngụm lớn dễ ngộp mà nên cho uống nhiều ngụm nhỏ để cho gà nuốt từ từ. Động tác nuốt nước xuống diều sẽ giúp cho gà mau trở lại quân bình hơn.Gà bị nhem mắt: Khi gà nhắm mắt lại trong trận đấu như ngủ, không phải gà bị mù nhưng được gọi là “nhem”. Gà bị nhem mắt là do bị gà khác cắn mổ vào viền mí mắt hay bị đá vào ngay hốc mắt làm sưng mí mắt, gây cho gà đau đớn và tạm thời phải nhắm mắt lại. Sau đó nước lớp nhờn huyết thanh rỉ ra khi khô sẽ làm cho hai mí mắt gà dính lại. Do đó khi ra ôm nước, nài nước sau khi làm nước cho gà bình thường sẽ chữa mắt gà như sau : – Thứ nhất tránh không lấy khăn nước lau lên viền mắt vì làm như vậy làm cho gà xót do vết thương gây ra. Sau khi chậm nước ở mặt gà cho khô, lấy phó-mát (vaseline) bôi trơn lên viền mí mắt gà, quanh hốc mắt để tránh cho huyết thanh chảy vào viền mắt; thứ nhì, ngồi đưa miệng sát vào bên mắt bị nhem và tiếp tục hà hơi ấm vào mắt gà. Sau khi hà hơi ấm vào mắt gà độ 3 lần (mỗi lần chừng ½ phút) cho gà uống nước và đi lại trong sân của đội nhà. Lấy khăn nước đập nhẹ vào đuôi gà và thúc gà đi lại và cho nhìn thấy đối phương, làm gà sung lên và tỉnh táo. Trong trường hợp gà bị nhem nặng thì có một số nài nước dùng kim may và chỉ để kéo mí mắt gà mở ra để gà tiếp tục nhìn thấy mà ra đòn. Tuy nhiên nếu gặp đối phương là gà hay “mằn” lên da mặt và mổ cắn thì lớp chỉ buộc mí mắt sẽ bị giựt đứt làm rách mí mắt gà. Cách dùng phó-mát bôi lên viền mí rất hiệu nghiệm giúp cho gà bớt xót ở vết thương trên mắt và giúp cho hai mí mắt gà không kéo màng dính lại.

Gà bị trúng cựa/móng thái – ra máu: Thường thì gà đòn ít khi đâm và dùng đến cựa vì hầu hết cựa gà nòi đòn lù như hạt bắp, nếu cựa dài và nhọn thì nài nước phải bịt cựa lại bằng giẻ (vải) và băng keo để tránh gà dùng cựa đâm gà đối phương. Nhiều con gà đòn rất hay và có thể xử dụng móng thái (thới) để đâm. Thường những vết thương này không sâu nhưng vẫn gây cho gà bị chảy máu ở vết bị đâm. Những vết thương do móng thái gây ra thường không rộng miệng nên may lại rất khó. Khi ra nước để chữa vết thương nài nước giật cọng lông tơ mềm ở trong nách hay gần bên hông đùi để dịt vào vết thương. Có nài nước xử dụng thêm chút thuốc rê và ấn vào chỗ vết thương; sau đó lấy tay đè chặt vào miệng vết thương và giữ lại trong khoảng 2 hay 3 phút sẽ giúp cho vết thương cầm máu. Một cách khác là nài nước dùng đất sét trắng (làm gốm) mang theo trong hộp nhỏ, cho chút nước vào nhào cho hơi mềm, sau khi đắp lông non vào vết thương, lấy một miếng đất sét và trét, dịt vào vết thương. Lấy ngón tay bịt vào vết thương khi phun nước, tránh cho vết thương bị ướt làm đất sét rơi ra. Theo luật của Trường gà thì nếu đang trong hiệp giao tranh dù gà có bị ra máu từ vết thương cũng không được phép chữa gà.