KỸ THUẬT NUÔI VÀ CHĂM SÓC CHIM HỌA MI HÓT CỰC HAY

Chim Họa Mi xứng đáng là giọng hót bậc thầy của các loài chim. Trong tự nhiên Họa Mi là chim rừng sống rất nhiều ở Trung Quốc, ở Việt Nam chúng sống nhiều ở trên các tỉnh miền núi phía bắc như Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La,…. Chủ yếu là vùng rừng rậm núi cao, khí hậu mát, lạnh. Vậy làm sao để có được kỹ thuật nuôi chim Họa Mi và thuần hóa chúng thành con vật nuôi quen thuộc trong nhà mà lại có giọng hát hay. Dưới đây là các bước kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Họa Mi đơn giản nhất.

Bạn đang xem: Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim họa mi hót cực hay

*

1.Chọn giống

Điều đầu tiên, muốn sở hữu một con Họa Mi hót nhiều, hót hay thì khi chọn mua phải chọn được con tốt và cần chú ý những đặc điểm cơ thể như đầu chim Họa Mi có rất nhiều hình dạng, nên chọn loại xà đầu (đầu rắn), tức là nhìn ngang thấy mỏ trên với trán và đỉnh đầu tạo thành một đường thẳng. Chọn lông tơi, xốp, mềm. Lông đầu mỏng, ôm sát da đầu, lông cánh mềm. Chọn cẳng chân to, các vảy chân có viền thẫm, ngón ngắn, móng mèo. Mắt chim Họa Mi không có giác mạc, cụ thể là lồng đen mà có nhiều màu. Phải chọn con có chấm đen ở đồng tử nhỏ hơn những con khác. Từ đồng tử lóe ra 4 tia mắt, nên chọn tia càng to, càng rõ, càng dày càng tốt.

2.Lồng chim.

Lồng là “nhà” của chim do đó phải lựa chọn sao cho có thể mang lại cho chúng một cuộc sống thoải mái nhất.

*

Vật liệu có thể là mây, tre, không cần thiết phải là lồng sắt

Số lượng nan lồng chỉ là cỡ 60 chiếc

Đường kính phù hợp nhất là 30 – 40 phân

Treo đầy đủ dụng cụ ăn, uống và thanh ngang bên trong lồng

Phải vệ sinh lồng hàng ngày sau khi tắm cho chim (thường vào buổi sáng), không cho chim tắm nắng nhiều và nên đặt lồng ở vị trí tránh gió.

Xem thêm: Lamcosme Gel Rửa Tay Khô Lamcosme, Nước Rửa Tay Khử Trùng Lamcosme Chính Hãng

3.Giúp chim làm quen với môi trường mới

Khi mới mua chim về, bạn nên treo áo lồng và để lồng ở nơi yên tĩnh, tránh nơi có lối đi để giúp chim không sợ hãi. Ngoài ra, bạn nên ghép chim theo cặp: trống- mái để giúp chú chim kia đỡ hoảng sợ. Tuy nhiên, không nên để chim của bạn gần một con cùng giới khác vì họa mi là loài chim sống theo lãnh thổ, không chấp nhận có kẻ xâm phạm không gian của chúng. Cuối cùng, nếu chú chim của bạn vẫn còn rụt rè, nhút nhát, bạn nên sắp xếp thức ăn sao cho vừa đủ 3 ngày rồi hãy thay một lần, tránh tiếp xúc chim nhiều.

Chim họa mi hiếu thắng không nên để chúng gần những con chưa thuần hóa, bản tính lãnh thổ chúng sẽ tấn công nhau. Thời gian đầu chăm sóc chim vất vả nên thực hiện những công việc chăm sóc chim một cách đều đặn vào khung giờ nhất trong ngày giúp chim quen với môi trường mới.

4.Thức ăn cho chim họa mi

Thức ăn đơn giản bạn chỉ cần trộn gạo với trứng và cào cào. Chim Họa Mi nhìn vậy nhưng ăn uống không tốn nhiều. Mỗi ngày nó chỉ ăn một muỗng cà phê nhỏ. Ngoài ra chim họa mi thích ăn đạm động vật như cào cào, sâu tươi, cá con, tôm tép,…

*

Nguồn thức ăn tổng hợp cho chim họa mi.

Khi cho ăn bạn cũng nên chú ý đó là không đổi thức ăn đột ngột khiến cho chim họa mi không quen thức ăn, bỏ ăn và mắc bệnh. Thức ăn phải đảm bảo vệ sinh, mốc hoặc hư phải loại bỏ ngay để tránh gây bệnh cho chim.

5.Cách tập cho chim Họa Mi hót hay

Để có một con chim Họa Mi hót hay và nhiều giọng, bạn phải luôn luôn cho chim đi dượt, một con chim có tuổi lồng, già rừng thường thì là giọng rất trong và hay tiếng hót có hồn của núi rừng. Nếu chim của bạn là chim mộc hoặc mộc tức là chim mới bắt ở rừng ra thì bạn vẫn phải mang đi dượt chim, bằng cách trùm kín áo lồng để dưới đất cho nó nghe ngóng các con khác hót để bắt giọng. Trường hợp không đi dượt chim được thì mua CD họa mi trống hót để chim nghe tập giọng. Hơn nữa, nếu muốn tập cho chim hót khỏe và hay cần bỏ hết áo lồng, treo chim lên cao, yên tĩnh chim hót rất hay và nhiều giọng. Những con chim không được tập dượt thường xuyên thì có nuôi lâu trong nhà thì vẫn hót dở.