CHÀO MÀO CÓ CHO ĂN SÂU ĐƯỢC KO CÁC BÁC

Chim Chào Mào là một loài chim cảnh phổ biến và được nuôi nhiều nhất tại nước ta. Do tập tính sinh sống của loài chim này rất phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Việt Nam. Hơn nữa, loài chim này sở hữu hình dáng đẹp và giọng hót rất hay nên được rất nhiều nghệ nhân chơi chim cảnh nuôi. Để sở hữu một chú Chào Mào cảnh không phải chuyện khó, nhưng để Chào Mào căng lửa, hót hay và bộ lông óng ả thì không hề đơn giản. Hãy cùng mojaocena.com khám khá cách nuôi chim Chào Mào căng lửa hót hay nhé!

*
Chim Chào Mào ngoài tự nhiên có hình dáng rất đẹp

Phụ Lục Bài Viết


Thức ăn cho chim Chào MàoCho chim Chào Mào tắmLuyện tập cho chim Chào màoCách chăm sóc chim Chào mào thay lông

Thức ăn cho chim Chào Mào

Một trong những yếu tố giúp chú chim Chào Mào của bạn khỏe mạnh, căng lửa đó là chế độ dinh dưỡng bạn cung cấp có đủ hay không? Do đó yếu tố dinh dưỡng là quan trọng nhất và bạn cần đặc biệt chú ý. Bạn nên xây dựng một thực đơn, khẩu phần ăn cho chim, khi nào thì nên cho chúng ăn cám ( khi nào cho ăn cám dưỡng và khi nào ăn cám thúc), khi nào cần bổ sung thêm sâu, dế, cào cào để chim có lực khỏe và phát triển tốt nhất!

Bạn bổ sung dưỡng chất cho chim Chào Mào qua thức ăn hàng ngày của chúng. Bao gồm hai loại thức ăn chính là Cám và mồi tươi ( hoa quả, sâu, dế, cào cào…). Với các loại cám giúp cho chú chim bạn thúc và căng lửa, trong khi hoa quả và dế, cào cào … lại giúp chim giải nhiệt và giảm lửa. Mỗi loại thức ăn lại thích hợp cho mỗi thời điểm phát triển của chim.

Bạn đang xem: Chào mào có cho ăn sâu được ko các bác

*
Chim Chào Mào đực ngoài tự nhiên

1.1 Trái cây cho chim Chào Mào

Với đặc tính sinh sống ngoài tự nhiên và sở thích của loài chim Chào Mào là các loài hoa quả, trái cây rừng. Do đó, trong môi trường nuôi nhốt, muốn chúng khỏe mạnh như sống ở rừng thì các thức ăn cũng phải gần giống hoặc phù hợp với sở thích của chúng. Vì vậy, ngoài thức ăn hằng ngày là cám chim thì các nghệ nhân cũng nên bổ sung các loài hoa quả vào thực đơn cho chim nhà mình. Một số loại hoa quả ưa thích và tốt cho chim như: Chuối, đu đủ, táo, cà chua, quả chân chim, quả si, đa…

*
Hoa quả là thức ăn ưa thích của chim Chào màoChuối chứa nhiều loại vitamin, rất tốt cho hệ tiêu hóa, đường ruột cũng như sự phát triển lông của chim Chào mào. Vì vậy, chuối là thức ăn không thể thiếu cho chim nhé!Đu đủ: Chào Mào nào cũng cần phải thay lông ít nhất 1 năm 1 lần. Để quá trình này diễn ra nhanh bạn nên bổ sung đu đủ cho chim. Đu đủ là một thức ăn rất tốt cho chim thay lông, nó giúp quá trình này diễn ra nhanh hơn, một số dưỡng chất có trong đu đủ còn giúp chim có một bộ lông óng mượt.Cam chứa nhiều vitamin c có tác dụng giải nhiệt, trị ho và tăng cường hệ miễn dịch cho chim.

1.2 Cho chim Chào Mào ăn cám

Cám là một thức ăn hàng ngày và không thể thiếu dành cho chim Chào mào. Cám cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của chim, đồng thời với tính nóng nên giúp kích lửa cho chim rất hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cũng nên tỉnh táo để lựa chọn loại cám không quá nóng và phù hợp cho mỗi giai đoạn phát triển của chim. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cám cho chim Chào mào giúp bạn có nhiều sự lựa chọn hơn như: Cám Hiển, Nam Đà Nẵng, Thúy Tuấn…

*
Cám là thức ăn đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của chim Chào Mào

Nếu bạn có thời gian, hiểu biết về các loài cám chim và để chủ động nguồn thức ăn cho chim cảnh nhà mình. Bạn hoàn toàn có thể tự làm cám chim và dễ dàng kiểm soát được các dưỡng chất có trong cám. Bật mí một công thức làm cám đơn giản tại nhà mình đã áp dụng và thành công nhé mọi người.

Nguyên liệu:

Cám Ba Vì: 1 gói (từ 10 tới 13k)Hạt kỳ tử: 100gr + táo tàu, 2 quả, ngâm nước nóng rồi xay nhuyễnỚt cay xay nhuyễn: 10 quảLòng đỏ trứng gà: 10 cáiMật ong: 2 thìa

Các bạn đem tất cả nguyên liệu trên trộn đều vào với nhau rồi để cho ngấm. Sau đó có thể mang đi phơi hoặc sấy khô. Chú ý khi phơi hay sấy khô chỉ để cho cám khô vừa tới để vừa giữ được chất dinh dưỡng vừa dễ bảo quản. Nếu có được máy đùn cám thì là tốt nhất nhé! Chúc các bạn thành công!

1.3 Mồi tanh giúp Chào Mào căng lửa

Chim cảnh nói chung và chim Chào Mào ngoài tự nhiên rất thích ăn hoa quả, tuy nhiên các loại mồi tanh như sâu, dế, cào cào là một thức ăn không thể thiếu đặc biệt vào mùa sinh sản. Mồi tanh cung cấp cho chúng đầy đủ các dưỡng chất để sinh sản và nuôi chim non. Do đó, trong môi trường nuôi nhốt, chúng ta cũng nên cung cấp các thức ăn mồi tươi thường xuyên cho chim. Một số loài mồi tanh chúng ta dễ dàng mua hoặc nuôi tại nhà được như: Sâu gạo, dế, cào cào…

*
Cần bổ sung mồi tanh thường xuyên cho chim Chào mào

Lưu ý: Trong thời kỳ chim thay lông chúng ta không nên cho chim ăn sâu gạo nhé. Bởi với đặc tính nóng của sâu gạo có thể làm hỏng đi bộ lông mới của Chào Mào.

Có một số nghệ nhân chơi chim chia sẻ: Buổi sáng nên cho chim ăn trái cây, chiều lại bổ sung mồi tanh. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của mình thi điều đó chưa hẳn đã đúng. Tùy vào kinh tế và điều kiện cho phép của mỗi người mà thực đơn cho chim cũng khác nhau. Nhưng bạn cũng phải cung cấp cho chim mồi tươi và hoa quả tối thiểu một lần/ tuần.

Cho chim Chào Mào tắm

Để sở hữu một chú chim Chào mào khỏe mạnh, căng lửa và có bộ lông đẹp, ngoài việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu thì một việc khác cũng vô cùng quan trọng, đó là cho chim tắm. Tắm hàng ngày giúp chim căng lửa, có bộ lông óng đẹp. Một số nghệ nhân còn bật mí: Cho Chào mào tắm là một trong những cách thuần chim đơn giản và hiệu quả nhất.

*
Muốn chim có bộ lông đẹp, nhất thiết phải cho chim tắm thường xuyên

Tắm cho chim Chào mào có hai loại: Tắm nắng và tắm nước.

Tắm nắng cho chim Chào mào

Thời điểm tắm nắng: 8h-10h sáng.Thời gian tắm: Cho chim tắm tầm 1 tiếng, nếu hôm nào trời nắng gắt quá thì bạn nhớ cho chim tắm chừng 30 phút và mát mẻ.

Tắm nước cho chim Chào mào

Thời điểm tắm: 12h trưa – 3h chiều.Thời gian cho chim tắm: 15 phút -30 phút.

Lưu ý:

Trước khi tắm cho chim bạn nên phơi chúng tầm 5 phút rồi hãy tắm nhé! Đặc biệt nếu nhà ai nào có nước giếng thì nên tắm cho chim bằng nước này nhé! Trong nước này có rất nhiều khoáng chất tốt cho lông chim đấy!Sau khi tắm xong bạn cần để chim khô lông hẳn đã rồi hãy trùm kín lồng nhé. Nếu trùm lồng ngay chim sẽ rất dễ bị cảm lạnh đấy!

Luyện tập cho chim Chào mào

Muốn chào mào hót hay thì không thể không tập luyện cho chúng. Điều này không những giúp chim có một sức khỏe ổn định mà còn có một giọng hót khỏe, căng lửa hơn.

*
Tập giọng qua máy ghi âm, hoặc qua gương

Có rất nhiều kiểu để luyện tập cho Chào mào. Chúng ta có tập giọng, tập lực cho chim chào mào ở nhà thông qua máy ghi âm, với con chim khác hoặc mang đi tập dượt ở các hôi thi chim.

Lưu ý: Khi chim mới thay lông xong hoặc chim mới căng lửa, anh em đừng nên mang chim đi thi thố, tập dượt ngay mà cần được luyện tập tại nhà một thời gian để chim căng lửa hẳn đã nhé.

Xem thêm: Son Maybelline 690 Siren In Scarlet Creamy Matte Lipstick, Siren In Scarlet 690

3.1 Cách tập lực cho Chào mào tại nhà

Cách tập lực cho Chào mào đơn giản tại nhà

Tập lực sẽ giúp chào mào có một sức khỏe dồi dào và ổn định. Từ đó có được lối chơi ổn định, không ngán đối thủ nào hết. Để tập lực cho chim thì bạn cần bố trí cầu cóng hợp lý để chim có thể liên tục di chuyển. Việc này giúp chim di chuyển linh hoạt hơn và có sức khỏe tốt và tránh được tình trạng bị ì sau một thời gian. Bạn có thể tham khảo cách bố trí lồng tập lực cho chim Chào mào chuẩn bị đi thi đấu ở video trên nhé.

3.2 Tập giọng cho Chào mào

Tập giọng là cách giúp chim chào mào bạn nuôi có thể làm quen và có được những giọng hót đặc trưng mà bạn mong muốn. Để luyện giọng cho chim, bạn có thể tải những video chào mào hót về máy và thường xuyên cho chim nghe. Đây là một cách luyện giọng cho chim khá hay bởi chim của bạn sẽ bắt chiếc những giọng chúng được nghe. Qua đó, điều hướng và xây dựng được giọng hót cho chim Chào mào.

Ngoài ra, nếu có thể thì hãy mượn 1 một chú chim có 1 giọng hót hay để cho chim nhà mình học theo. Bạn chỉ đơn giản cho nó nghe tiếng của chú chim kia thôi chứ đừng để chim đập mặt. Bởi nếu chim bạn yếu lửa hơn chú chim kia thì sẽ bị bắt vía và tụt lửa nhé.

3.3 Cho chim cọ sát với con Chào mào khác

Khi thấy chim chào mào của mình đủ cứng thì bạn có thể mang chim đi cọ sát tại các câu lạc bộ hay các hội thi chim.

*
Cho chim cọ sát với con Chào mào khác

Bạn nên lựa chọn những chú chim vừa tầm, mức độ lửa ngang chim của bạn thôi nhé. Nếu phải thi thố với những chú chim già, căng lửa và đã được thi đấu nhiều sẽ khiến chim của bạn bị sợ và có thể dẫn đến tụt lửa.

Không nên cho chim thi đấu hết sức của mình. Ví dụ: Nếu lực chim của bạn thi đấu được 2 tiếng thì bạn chỉ nên cho chúng đấu khoảng 1h30 phút thôi nhé. Như vậy, sẽ làm cho chú chim của bạn ức chế và hung hăng hơn. Đảm bảo lần sau chúng dám chiến đấu với bất kỳ con chim nào khác.

Cách chăm sóc chim Chào mào thay lông

Thay lông là một trong những quá trình tất yếu của chim Chào mào. Thay lông giúp chúng loại bỏ bộ lông cũ cũng như vi khuẩn để khoác lên mình bộ lông mới óng mượt hơn, chuẩn bị cho mùa sinh sản sắp tới. Tuy nhiên, quá trình thay lông khiến chim khá yếu nên anh em cần phải có chế độ chăm sóc đặc biệt để chim khỏe mạnh nhất nhé.

4.1 Thức ăn cho chim Chào mào thay lông

Khi Chào mào thay lông, chúng cần rất nhiều chất dinh dưỡng để nuôi lông mới nên bạn cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Nên cho chim ăn các loại cám dưỡng, dành riêng cho chim thay lông nhé. Những cám này có đặc tính mát nên thúc đẩy quá trình thay lông hơn. Tránh cho chim ăn những thức ăn kích lửa bởi nó sẽ làm hỏng bộ lông của chim sau này.Nên bổ sung các loại hoa quả có tính mát và nhiều màu sắc, điều này sẽ giúp cho chim thay lông nhanh và lên màu sẽ rất đẹp.Mồi tươi là thứ rất cần thiết trong thời gian này, bạn nên bổ sung như cào cào, dế, trứng kiến. Tránh cho Chào mào ăn sâu quy thời điểm này, bởi sâu quy rất nóng làm phá hỏng bộ lông của chim.

4.2 Tắm cho chim Chào mào thay lông

Muốn chào mào có bộ lông đẹp thì bạn cần cho chúng nghỉ ngơi và tắm táp. Nghỉ ngơi cho chim trong thời gian này cần được lên lịch trình đầy đủ và hợp lý. Thời gian tốt nhất cần cho chim đi ngủ là từ 6h tối nhé.

Việc tắm nắng cũng cần diễn ra bình thường. Nắng sớm chứa nhiều vitamin D tốt cho bộ lông chim. Từ khoảng 7h anh em mang chim ra tắm nắng khoảng 30p là được rồi.

Tương tự tắm nước cũng không khác gì lúc bình thường. Khoảng 12h trưa mang chim ra tắm nước và phơi nắng chừng 30p. Đợi lông chim khô thì trùm lồng hình chữ A và đợi tới 6h tối rồi cho chim đi ngủ.

Lời kết

Trên đây là một số kinh nghiệm nuôi và chăm sóc chim Chào mào đơn giản hiệu quả tại nhà, giúp chim căng lửa, hót hay và có bộ lông óng mượt. Chúc các nghệ nhân sẽ sở hữu cho mình những chú chim Chào mào đấu đẹp và khỏe mạnh!