Chó Bị Nổi Mẩn Đỏ

Chó bị nổi mẩn đỏ là một tình trạng phổ biến về mặt da liễu ở những loài cún. Nổi mẩn đỏ thực ra không phải là một loại bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên, nếu chúng ta cứ để mọi chuyện tiếp diễn thì hậu quả để lại sẽ rất nghiêm trọng đến sức khỏe chó cũng như con người chúng ta.

Vì vậy, để bảo vệ cho “nét đẹp khả ái và ngây ngất lòng người” của các bạn chó, là một chủ nuôi, bạn nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về nguồn gốc căn bệnh và cách chữa trị cho những chú chó bị nổi mẩn đỏ. Một tương lai tươi sáng đang chờ đợi chúng ta.

Bạn đang xem: Chó bị nổi mẩn đỏ


Chó bị nổi mẩn đỏ nên sử dụng thức ăn gì? Có rất nhiều lý do khiến cún cưng bị nổi mẫn đỏ. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân chính nằm ở việc da của bé có sức đề kháng yếu, khiến các virus dễ xâm nhập và gây bệnh trên da và lông. Ngoài việc điều trị từ bên ngoài, bạn cũng có thể hỗ trợ bé bằng các loại thức ăn giúp khỏe da từ bên trong. Trải qua nhiều nghiên cứu, thức ăn khô cho chó Dermacomfort của Royal Canin được kiểm chứng là phù hợp với các bé cún có làn da yếu, dễ dị ứng, dễ mẫn cảm. Thức ăn sẽ giúp cho da của bé khỏe mạnh hơn, đi kèm với đó là tăng sức đề kháng cho da và giúp cơ thể bé tự chống lại các loại khuẩn gây viêm da hay mẩn đỏ.
Mục lục
Ẩn
1. Những vị trí chó thường bị nổi mẩn đỏ và nguyên nhân
1.1. Nguyên nhân chung khiến chó bị nổi mẩn đỏ trên cơ thể
1.1.1. Ngoại ký sinh trên da
1.1.2. Dị ứng
1.1.3. Do yếu tố di truyền
1.1.4. Mất cân bằng nội tiết tố
1.1.5. Chó bị nổi mẩn đỏ ở tai
1.1.6. Chó bị nổi mẩn đỏ ở mắt
1.1.7. Chó bị nổi mẩn đỏ ở miệng
2. Chó bị nổi mẩn đỏ nên được điều trị như thế nào?
2.1. Làm thế nào để giảm ngứa cho chó bị nổi mẩn đỏ?
2.1.1. Thuốc giảm kích ứng
2.1.2. Kiểm soát bọ chét và chấy rận trên da chó
2.1.3. Điều trị ký sinh trùng trên da
2.1.4. Thay đổi chế độ ăn uống của chó
2.1.5. Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ

Những vị trí chó thường bị nổi mẩn đỏ và nguyên nhân

Nguyên nhân chung khiến chó bị nổi mẩn đỏ trên cơ thể

Thông thường chúng ta vẫn hay nghĩ da là một bộ phận rất khỏe khoắn, như một hàng rào vững chãi có thể bảo vệ các cơ quan nội tạng bên trong khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài môi trường.

Nhưng không, sự thật hoàn toàn ngược lại, da của chúng ta và nhất là da ở các bạn thú cưng, đặc biệt rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường bên ngoài cũng như các nội tiết tố bên trong.

Sự nhạy cảm được thể hiện khi chúng ta thấy chó bị nổi mẩn đỏ ngay bụng, ở tai hay trên da, và chúng thường do những tác nhân gây bệnh sau đây:

Ngoại ký sinh trên da

Các sinh vật ngoại ký sinh trên da thường là những chủng loài gây nhiều phiền toái nhất đến với chó của bạn.

Những sinh vật như bọ chét, ve khi ký sinh trên da sẽ cắn vào da của chó, hút dần đi các chất dinh dưỡng trên cơ thể vật chủ, khiến cơ thể ấy ngày một thiếu máu và mệt mỏi hơn.

Ngoài việc làm chó bị nổi mẩn đỏ, chúng còn có thể dẫn đến việc nhiễm trùng da, nấm men hay nấm nếu chịu sự kích ứng từ nước bọt của các loài ve ký sinh quá mạnh.

Các loại ký sinh này thường là nguyên nhân chính dẫn đến triệu chứng chó bị nổi mẩn đỏ ngay bụng.

Trong trường hợp chó bị nổi mẩn đỏ ngay bụng, bạn cần nhanh chóng mang bé đến các trung tâm thú y để được hỗ trợ chữa trị kịp thời; tránh tình trạng chó bị nổi mẩn đỏ ngay bụng nặng hơn và lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Hơn thế nữa, đa số chúng ta đều biết đến chứng bệnh xà mâu ở chó, một loại bệnh viêm da nguy hiểm có thể gây tử vong. Đây là một tình trạng viêm da dị ứng do một loại vi khuẩn tên là Demodex Canis gây nên.

Demodex là một loại côn trùng sống trên nang lông và tuyến bã nhờn trên da của chó. Khi loài côn trùng này sinh sôi và phát triển, chúng có thể khiến hệ miễn dịch của chó suy giảm đáng kể.

*

Không những thế, khi chó bị nổi mẩn đỏ sẽ rất ngứa, chúng sẽ cố gắng gãi rất nhiều và cọ cơ thể chúng xuống những bề mặt nhám cho đỡ khó chịu.

Nếu cứ để các bạn ấy tiếp tục như thế, rất có thể các bạn chó sẽ bị viêm da trầm trọng hơn, dẫn đến sốt cao, thêm vào đó, uốn ván và nhiễm trùng máu là hoàn toàn có thể xảy ra.

Viêm da Demodex gây rụng lông nhiều vùng trên cơ thể, nhưng vùng lông rụng đầu tiên và biểu hiện rõ nhất là thường ở phần mắt.

Khi lông xung quanh vùng mắt bắt đầu rụng và lớn dần, những vết đỏ tấy lên do da dần bị yếu đi trông có vẻ như là chó bị nổi mẩn đỏ ở mắt thì đó chính là lúc báo hiệu cho ta biết da các bạn ấy đang trong tình trạng nguy cấp, cần được khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Ngoài viêm da Demodex, chó bị nổi mẩn đỏ cũng thường là do bị rận ghẻ Sarcoptes cắn. Đối với loại côn trùng này, da và lông của cún cưng nhà bạn chính là một môi trường sống lý tưởng để chúng có thể sinh trưởng, có một gia đình hạnh phúc rồi sinh con đẻ cái ở đấy. Rận ghẻ đi qua, độc tố để lại.

Trên làn da chó sẽ xuất hiện những vết cắn gây đau đớn cùng những nốt mẩn đỏ phản ứng của sự nhiễm trùng. Những mảng da khi bị trầy xước hay chảy máu khi khô lại sẽ đóng thành vảy, gây mất thẩm mỹ cho chó của bạn.

Không những thế, khi đến mùa sinh nở, rận cái sẽ đào hang trên da của cún và đẻ trứng vào đó. Việc này sẽ làm da tổn thương mạnh mẽ, ngoài mẩn đỏ còn có thể gây sưng mủ trên da.

Dị ứng

Dị ứng cũng là một trong những nguyên nhân khiến chó bị nổi mẩn đỏ .

Khi chúng vui đùa trên mặt đất, da chúng có thể vô tình đã tiếp xúc với một số chế phẩm hóa học như phân bón, thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa hay các loài cây có chứa độc tố như cây thường xuân. Chính những hoạt chất độc hại ấy gây kích ứng trên da chó gây ngứa và đôi khi còn là nhiễm trùng.

Dị ứng thực phẩm cũng là một trong các nguyên nhân khiến da của chúng phát ban đỏ. Các nguồn thực phẩm gây dị ứng cho chó thường là các nguồn đạm thịt: bò, gà, sữa hay lúa mì với sự nhầm lẫn của hệ miễn dịch về các phân tử đạm ấy với những mối đe dọa tiềm tàng có hại cho cơ thể.

Tuy nhiên, dị ứng thực phẩm ở thú cưng không thể hiện ngay sau khi ăn mà có một số loại cần thời gian mới biểu hiện.

Vì vậy, khi chó phát ban đỏ, chủ nuôi nên để ý hơn một chút đến chế độ dinh dưỡng thường ngày của vật nuôi.

*

Do yếu tố di truyền

Theo gen di truyền, có những giống chó đặc biệt làn da dễ bị dị ứng hơn một số loài chó khác. Điển hình, thông thường các giống chó bị nổi mẩn đỏ ở bụng và các vị trí khác là Poodle Standard, Berger, Cocker Spaniels, German Shepherd, Bulldogs hay chó săn Labrador,…

Ví dụ, Golden Retrievers dễ bị mắc bệnh ichthyosis bẩm sinh tác động đến sự hình thành những vết rạn nứt da ở bụng.

Những giống chó Bắc Cực như Samoyed rất dễ bị mắc bệnh da liễu vì cơ thể của chúng rất nhạy cảm với kẽm. Còn, Cocker Spaniels thì có xu hướng tuyến bã nhờn trên da chúng thường gặp vấn đề, dễ tạo ra gàu trên lông và da gây ngứa.

*

Mất cân bằng nội tiết tố

Bệnh do mất cân bằng nội tiết tố thường khó phát hiện ra và dễ gây nhầm lẫn với những chứng bệnh về da khác ở chó do ký sinh trùng gây ra. Bệnh suy giáp trạng và hội chứng Cushing ở chó là những trường hợp rất thường xảy ra.

Suy giáp trạng hay còn gọi là hypothyroidism là một tình trạng lâm sàng do việc sản xuất không đủ hormon tuyến giáp ở chó.

Những con chó mắc bệnh suy giáp thường sẽ bị tăng cân, ít hoạt động, lông xỉn màu đi và đặc biệt là da ở các vùng dần mỏng đi, lông thưa hơn, đặc biệt là ở vùng bụng, lông gần như trụi hoàn toàn.

Bệnh này dễ làm cho chó bị nhiễm trùng da tái phát và nhiễm trùng tai mãn tính do làm rối loạn các cơ quan khác nhau trên cơ thể, đặc biệt là da liễu.

Hội chứng Cushing biểu hiện rõ qua sự thay đổi trong hành động thường ngày của chó. Suốt cả ngày, chó thường sẽ uống rất nhiều nước và luôn luôn thèm ăn. Lông bắt đầu mỏng hơn, ít lông con hơn và lông bụng sẽ trụi dần đi.

Bạn nên chú ý chó của mình khi bắt đầu bước vào giai đoạn trưởng thành (4-10 tuổi) về chất lượng lông, độ dày mỏng của lông, thói quen uống nước và đi tiểu cũng như là các biểu hiện thay đổi của da: da ẩm hay khô, chó bị nổi mẩn đỏ hay không để có thể phát hiện bệnh kịp thời.

*

Chó bị nổi mẩn đỏ ở tai

Ngoài các nguyên nhân chính, việc chó bị nổi mẩn đỏ ở tai do độ ẩm trong tai khá cao và vấn đề vệ sinh tai không được đảm bảo.

Tai bình thường ở chó có khả năng kháng các loại sinh vật này gây hại, tuy nhiên khi môi trường tai thay đổi, ẩm ướt hơn cùng nội tiết tố thay đổi tạo thành một môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và men độc Malassezia pachydermatis hoạt động gây nhiễm trùng ở tai.

Chó bị nổi mẩn đỏ ở tai nhiều nhất là những giống chó có tai rũ như Cocker Spaniels do tai không thông thoáng, độ ẩm trong tai có thể tăng cao, gây bệnh.

Đối với các sinh vật ký sinh, thì ve tai Otodectes cynotis cũng là một loại chuyên biệt hoạt động ở tai, gây ngứa rất nhiều cho chó khi chúng quá nhạy cảm với loại ve này.

Xem thêm: Top 8 Kem Trị Thâm Nách Under Arm, Top 10 Kem Trị Thâm Nách Tốt Nhất Hiện Nay

Chó bị nổi mẩn đỏ ở tai sẽ gây khó chịu cho bé trong thời gian dài; nhiều trường hợp khiến bé gãi gây chảy máu bên trong tai. Vì thế, bạn nên dẫn bé đi kiểm tra tai định kỳ 6 tháng/lần tại những cơ sở y tế uy tín.

*

Chó bị nổi mẩn đỏ ở mắt

Mắt và vùng da xung quanh mắt rất dễ bị tổn thương và bị viêm nhiễm nhất trên cơ thể. Hiện tượng mi mắt ngoài chó bị nổi mẩn đỏ và sưng húp lên thì chứng tỏ chó của bạn đã bị một chứng bệnh nhãn khoa và da liễu mang tên “Viêm bờ mi”.

Tình trạng viêm bờ mi ở cún cưng thường xảy ra ở hai mi ngoài của chúng. Bên cạnh lớp ngoài cùng từ da và nang lông, thì lớp thứ hai được cấu tạo bởi các mô liên kết mang tên tuyến meibomius có tác dụng bôi trơn đôi mắt của chó. Khi bị viêm mi, các tuyến này sẽ sưng tấy lên và gây đau nhức cho thú cưng.

Theo phản xạ tự nhiên, chó thường sẽ dùng chân và vuốt để gãi ngứa; tuy nhiên điều này có thể làm rách da gây nhiễm trùng cũng như là có thể tổn thương đến lớp giác mạc bên trong rất nguy hiểm.

*

Các nguyên nhân khiến chó bị nổi mẩn đỏ ở mắt cũng giống như những chứng bệnh viêm da khác trên cơ thể bao gồm: di truyền, dị ứng, nhiễm trùng và các rối loạn nội tiết tố khác.

Hình dạng khuôn mặt của một chú chó thường có thể ảnh hưởng đến mi mắt. Theo một nghiên cứu cho thấy, các chú chó có khuôn mặt phẳng và ngắn hay những loại có nhiều nếp nhăn như Bulldogs thường dễ bị viêm mi mắt hơn những loài chó khác.

Các giống chó có thể mắc bệnh viêm bờ mi bẩm sinh thường là các giống chó ngoại nhập như Golden Retrievers, Labrador Retrievers, Pugs, chó Bắc Kinh, Bulldogs, Collies,…

Thêm vào đó, bệnh viêm mi mắt bẩm sinh còn do cấu tạo mắt của chó từ khi mới sinh ra, các cạnh mi mắt quặm vào trong, lông mi mọc ngược vào nhãn cầu gây khó chịu cho cún cưng.

Ngoài ra, viêm bờ mi mắt còn có thể bị gây ra bởi vi khuẩn hoặc bị côn trùng cắn gây ra những tụ vi khuẩn ở mô mềm như ở mi mắt gọi là áp xe gây nhiễm trùng mắt.

Không những thế, những khối u ở mắt thường hình thành do sự tắc nghẽn và sưng lên ở một số tuyến dầu hay tuyến bã nhờn ở mắt, tiêu biểu là tuyến meibomius.

Tuy nhiên, nếu khối u đó là một khối u ác tính, kết hợp với nhiễm khuẩn nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng ở thú cưng của chúng ta.

*

Cuối cùng, các nguyên nhân rối loạn nội tiết tố do rối loạn hormone tuyến giáp, đái tháo đường hay do chấn thương ngoài da khác trên mí mắt hoặc cũng có thể do rối loạn dinh dưỡng, thiếu hụt kẽm hay axit béo cũng có thể gây ra viêm bờ mi mắt ở chó.

Quan trọng hơn hết, một môi trường khói thuốc lá là một môi trường tiềm tàng và đầy tiềm năng gây ra các bệnh viêm ở cún cưng chúng ta.

Chó bị nổi mẩn đỏ ở miệng

Khu vực khoang miệng, có thể là nơi chó tiếp xúc với nhiều nguồn gây kích ứng nhất. Nhìn chung, đây cũng là một vùng da nhạy cảm trên cơ thể chó ngoài bụng và mắt đáng được quan tâm vì chó bị nổi mẩn đỏ ở miệng cũng thường do các tác nhân gây bệnh ngoài da như ký sinh, ve rận hay dị ứng thức ăn như đã nêu trên.

Ở chuyên mục riêng này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về các nguyên nhân khác khiến chó bị nổi mẩn đỏ ở miệng.

Thứ nhất, cho bị nổi mẩn đỏ ở miệng do các nguyên nhân về nha khoa.

Bệnh nha chu, đau răng hay áp xe đều gây ra khó chịu cho răng miệng cho chó của bạn. Chúng thường sẽ cố gắng gãi và nghiến răng gây sưng tấy đỏ khu vực quanh mõm. Và điều này đôi khi dễ gây nhầm lẫn với việc dị ứng thức ăn hay các vấn đề viêm da khác.

Bệnh nha khoa ở chó có thể nhận ra bằng sự thay đổi trong thói quen ăn uống của chúng, hơi thở có mùi hôi và hay chảy nước dãi.

*

Các vật thể lạ như cành cây hay một mảnh xương nhỏ đều có thể gây ra những vết cắt lớn, trầy xước trong vòm họng và khoang miệng, răng và nướu của.

Việc tổn thương như thế dễ gây nhiễm trùng và nhiễm khuẩn thậm chí là làm các mô nhạy cảm sưng lên và tấy đỏ, tạo điều kiện cho khuẩn gây hại phát triển.

Nhân đây hãy tìm hiểu một chút về loài virus Papilloma, liên quan đến bệnh u nhú ở chó, đặc biệt là chó nhỏ dưới 2 tuổi khi hệ miễn dịch chưa có khả năng tạo kháng thể chống virus và mụn cóc.

Virus này lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp giữa các loài chó với nhau khi chúng chào hỏi nhau bằng miệng hay cùng thể hiện tình đồng chí “ăn cùng ăn, uống cùng uống, chơi cùng chơi”.

Papillomas thường phát triển dưới hình dạng như một cây súp lơ hoặc một cụm san hô trên môi, lưỡi, cổ họng hoặc nướu của chó.

Nhiễm trùng u nhú ở miệng có thể gây đau sưng và hôi miệng. Tuy đây thường là u lành tính, tuy nhiên chúng vẫn có thể phát triển thành ung thư nên rất nguy hiểm cho thú cưng của bạn.

*

Chó bị nổi mẩn đỏ nên được điều trị như thế nào?

Làm thế nào để giảm ngứa cho chó bị nổi mẩn đỏ?

Khi chó gặp các vấn đề về da liễu, điều đầu tiên trước hết nên làm chính là tham khảo ý kiến và tư vấn của các bác sĩ thú y đặc biệt chuyên về bệnh da liễu để có những phương pháp, liệu pháp điều trị phù hợp.

Thuốc giảm kích ứng

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc mới, nhưng phổ biến nhất vẫn là thuốc steroid và thuốc kháng histamin.

Thuốc steroid Prednisone: là loại thuốc có công dụng giảm ngứa tạm thời cho những về kích ứng, dị ứng vừa và nặng, giúp chó dễ chịu hơn và tạo điều kiện cho da chó mau lành. Lưu ý, steroid rất dễ gây tác dụng phụ lên tuyến thượng thận cũng như tuyến gan của chó nếu sử dụng một thời gian dài, cho nên, chủ nuôi không nên quá lạm dụng loại thuốc này. Thuốc kháng histamin: thường được dùng để giảm kích ứng do dị ứng như steroids; tuy nhiên các loại kháng histamin không có tác dụng giảm các chứng ngứa dữ dội ở chó. Thông thường, thuốc này thường được sử dụng để chế ngự dị ứng tiếp diễn sau khi chó được cho sử dụng thuốc steroids để chữa trị căn bản kích ứng ban đầu. Thuốc kháng sinh: Giúp điều trị tạm thời đối những vết nhiễm trùng thứ cấp phát sinh trên da bị tổn thương do chó gãi quá mạnh vào khu vực bị ngứa. Thuốc kháng sinh thường được kê toa kèm theo hai loại thuốc chống ngứa phía trên.

*

Kiểm soát bọ chét và chấy rận trên da chó

Nếu chó bị nổi mẩn đỏ liên quan đến các loại ngoại ký sinh như bọ chét, rận, ve,…bạn nên sử dụng một số loại thuốc bôi hay xịt ngoài da để có thể trực tiếp tiêu diệt bớt các sinh vật phiền phức ấy trên cơ thể các bạn thú cưng.

Bên cạnh đó, các bác sĩ còn có thể kê thêm thuốc, tiêm phòng hay các sữa tắm diệt bọ đi kèm theo toa thuốc để có thể giúp diệt lũ ký sinh ấy nhanh chóng hơn.

Tuy nhiên, khi bạn sử dụng dầu tắm cho chó cần phải lưu ý những vấn đề sau trước khi khiến tình trạng da chó trở nên tệ hơn:

Không sử dụng bất kì loại dầu tắm nào để diệt ve và bọ chét nếu như chó có bất kỳ vết thương hở nào vì các loại thuốc có thể gây kích ứng thêm nếu vết hở tiếp xúc với các chất hóa học trong đó.Chó không nên được tắm quá nhiều lần vì có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da chó đồng thời gây khô da. Các bác sĩ khuyên rằng các chú chó khỏe mạnh chỉ nên tắm mỗi tháng một lần hoặc tùy vào điều kiện cơ thể của chó mà số lần tắm được bác sĩ khuyên dùng có thể nhiều hoặc ít.

*

Điều trị ký sinh trùng trên da

Ứng với mỗi loại ký sinh trùng, chúng ta sẽ có cách điều trị riêng biệt. Tất cả đều phải qua một khoảng thời gian xác định mẫu thử để tìm ra được loại ký sinh trùng trên da chó và thử nghiệm các loại thuốc và liệu trình chữa trị phù hợp trong vài tuần thậm chí là vài tháng. 

Đối với bệnh ghẻ Demodex, quá trình điều trị có thể kéo dài từ 4-6 tháng. Với những trường hợp loạt thuốc đầu tiên không hiệu quả, khả năng thành công của loạt thuốc thứ 2 và tiếp theo giảm còn 70%. 

Thay đổi chế độ ăn uống của chó

Trước khi bắt đầu, thay đổi khẩu phần ăn của chó, bạn nên tham vấn bác sĩ thú y về việc thử nghiệm loại trừ thực phẩm kiểm tra dị ứng thức ăn khiến chó bị nổi mẩn đỏ.

Các loại thực phẩm được khuyến khích nên có trong phần ăn của chúng bao gồm protein và các loại axit béo thiết yếu cho da (dầu cá, dầu hạt lanh hay dầu dừa) sẽ rất hữu ích trong trường hợp chó bị dị ứng.

Dầu nên được ăn ở dạng nguyên chất: tươi sống, có thể đóng hộp hoặc dưới dạng các viên nhộng chứa tinh chất (sử dụng liều lượng theo chỉ định và lời khuyên của bác sĩ).

Đảm bảo môi trường sống sạch sẽBạn nên giặt giũ đệm lót ngủ cho thú nuôi thường xuyên. Kèm theo đó, bạn có thể đến tiệm thú y và trang bị thuốc xịt ve rận để xịt vào những nơi chó thường nghỉ ngơi để đảm bảo chỗ ở của chúng sạch sẽ.Thường xuyên kiểm tra cơ thể chó định kỳ để có thể phát hiện ve rận hay ký sinh trùng gây bệnh kịp thời.Giữ vệ sinh sạch sẽ cho lông của chó, tắm chó theo định kỳ.

*

Khi chó bị nổi mẩn đỏ, hãy đảm bảo bạn cách ly chúng với những vật nuôi khác trong nhà để tranh lây lan sang chúng cũng như là những người xung quanh và cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt vệ sinh sạch sẽ những nơi bị tổn thương. 

Chó bị nổi mẩn đỏ là một trong những bệnh da liễu thường gặp ở chó. Tuy không phải là một bệnh nguy hiểm cấp tốc đến tính mạng của chúng, biểu hiện ngay nguy cơ tử vong, nhưng những hệ lụy thứ cấp gây tổn thương da có thể dẫn đến nhiễm trùng da đe dọa đến sự sống của vật nuôi. Vì vậy, bạn nên trang bị cho mình những kiến thức về những trường hợp có thể xảy ra để có thể chẩn đoán bệnh và đưa các em đến bác sĩ thú y chữa trị kịp thời.