1000+ SỨA BIỂN & ẢNH SỨA MIỄN PHÍ

Sứa biển là món ăn thanh mát và tốt cho sức khỏe, ngoài ra, chúng cũng là một loài động vật rất thú vị bởi hình dáng đặc biệt và có vẻ đẹp tuyệt vời. Bạn có biết gì về sứa biển hay không? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về loài động vật này nhé.

Bạn đang xem: 1000+ sứa biển & ảnh sứa miễn phí


Nội dung bài viết

I. Tìm hiểu chung về sứa biểnII. Các loài sứa biểnIII. Sứa biển chế biến thành món gì ngon?

I. Tìm hiểu chung về sứa biển

Trước hết, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc những thông tin khái quát về sứa biển như đặc điểm, nơi sống, tác dụng, … để bạn có được cái nhìn ban đầu về chúng.

*

Hình ảnh sứa biển

1. Đặc điểm của con sứa biển

Sứa ( tên tiếng Anh Jellyfish) là động vật không xương sống, thân mềm, thuộc ngành ruột khoang. Khoảng 95% cơ thể của nó là nước, nên chúng nhìn như trong suốt.

Cơ thể sứa hình dù, đối xứng tỏa tròn, trong suốt. Chúng là động vật ruột khoang nên các cơ quan hoàn thiện chưa chính thức.

Mạng lưới thần kinh và giác quan của sứa tập trung thành 8 điểm ứng với 8 ropalia. Trên mỗi ropalia có 3 thùy, 2 thùy bên là thùy xúc giác, thùy giữa là thùy khứu giác có điểm mắt, bình nang nằm phía dưới.

Cơ quan sinh dục gồm 4 tuyến sinh dục hình móng ngựa, màu vàng nhạt nằm dưới đáy xoang vị.
“Miệng” sứa nằm ở giữa cơ thể, đảm nhận chức năng tiêu hóa. Chúng thường có đường kính từ 2 đến 40cm. Nhưng loài lớn nhất, Sứa sư tử có thể đạt tới 37 mét, với xúc tu dài tới 60m.

*

Có loài sứa dài đến 60m

Xúc tu của sứa được hình thành bởi các Cnidoblasts, bên trong là các Nematocysts. Đây là bộ phận tiết ra chất độc làm tê liệt con mồi khi sứa bắt mồi hoặc gặp phải kẻ thù.

Trung bình tuổi thọ của chúng là khoảng vài giờ đến vài tháng. Tuy nhiên cũng có loài được xác nhận là sống đến hơn 30 năm.

Theo kết quả nghiên cứu thì sứa sống trong môi trường nhân tạo thường có tuổi thọ cao hơn trong môi trường tự nhiên.

Sỡ dĩ có điều này là bởi sự chăm sóc từ con người và chúng cũng tránh thoát được các kẻ thù trong môi trường sống hoang dã.

Xem thêm: Cách Bịt Đầu Ống Nước - Nút Bịt Đầu Ống Ppr Vinaconex

Sứa di chuyển theo nguyên tắc phản lực do các vòng cơ dãn ra hút nước vào. Khi di chuyển, sứa co bóp dù, đẩy nước ra qua lỗ miệng và tiến về phía ngược lại. Kiểu bơi của sứa rất đặc trưng bởi vai trò của tấm dù là rất quan trọng.

2. Sứa biển sống ở đâu?

Sứa sinh sống trong các đại dương, vùng biển nước mặn, xuất hiện từ tầng mặt cho đến tầng sâu. Có một loài sống ở vùng nước ngọt đó là sứa hoa đào.

*

Sứa thường sống ở vùng nước mặn

3. Sứa biển có tác dụng gì?

Sứa biển là nguồn thức ăn cho nhiều loài động vật biển và con người. Theo các thầy thuốc Đông y cho rằng: Sứa biển có vị mặn, tính ôn hòa, có tác dụng trong việc thanh nhiệt, giải độc, trị các chứng phong thấp.

Đặc biệt thích hợp dùng trong các trường hợp ho, hen suyễn, nhiều đờm, viêm khí phế quản, viêm họng, táo bón, đầy bụng, phù nề, viêm sưng. Chính vì vậy mà nó là loài hải sản có giá trị kinh tế cao.

II. Các loài sứa biển

Trên thực tế, họ sứa biển vô cùng đa dạng về loài, dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc 6 loài sứa nổi bật nhất hiện nay.

1. Sứa đỏ

Là một loài sứa có nguồn gốc từ vùng nước ôn đới ấm áp của khu vực Thái Bình Dương. Đây là một loại hải sản được sử dụng làm thực phẩm phổ biến ở Đông Nam Á.

*

Cũng như nhiều loài sứa khác, giai đoạn sứa đỏ trưởng thành không có xúc tu ở bên lề của phần “chân”phồng ra.

Thay vào đó, bên dưới nó có tám cánh tay phân nhánh cao, kết hợp ở gốc và có nhiều khe hở miệng thứ cấp. “chân” cứng và dày với bề mặt nhẵn. Loài sứa này có màu đỏ đặc trưng

2. Sứa lửa

Sứa lửa được tìm thấy ở khắp các khu vực đại dương trên thế giới (ngoại trừ 2 vùng cực). Nhìn bên ngoài chúng có hình dáng giống như một chiếc hộp (vì vậy nên có tên gọi là sứa hộp), kích thước cơ thể khá lớn với đường kính tối đa 30cm.

*

Chất độc của sứa lửa có thể gây nguy hiểm cho con người

Cơ thể của chúng có tới 60 chiếc xúc tu với tổng chiều dài thân là hơn 4,5m. Với kích thước như vậy, mỗi xúc tu trên cơ thể chúng có tới 5.000 tế bào gai độc nên toàn bộ cơ thể chúng chứa một lượng nọc độc rất lớn.

Lượng độc của chúng tiết ra có khả năng gây tê liệt thần kinh, gây co giật, đau đớn. Với liều lượng như vậy, loài sứa này có khả năng độc chết 60 người chỉ trong vài phút.