TRUYỆN BA CÔ CON GÁI

Ba cô con gái là truyện cổ tích của người Tatar, kể lại thái đối xử khác nhau của ba cô con gái với mẹ, qua đó cho thấy bổn phận con cái đối với cha mẹ.

Bạn đang xem: Truyện ba cô con gái

Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.– Ca dao Việt Nam –


1. Người mẹ ốm

Ngày xưa, có một bà mẹ sinh được ba cô con gái. Bà phải làm việc vất vả để nuôi các con mình. Ba cô con gái lớn nhanh và cả ba cô đều xinh đẹp như mặt trăng. Sau đó ba cô đều đi lấy chồng và ở riêng không ở nhà với mẹ nữa.

Năm tháng trôi qua, bà mẹ già ốm nặng, bà nhờ một chú Sóc hung đến gặp các con của bà. Bà dặn:

– Hãy bảo các con ta đến ngay với ta nhé!

2. Thái độ của hai cô con gái lớn

Khi nhận được tin mẹ ốm, cô chị cả thở dài, nói với Sóc hung:

– Ôi! Chị cũng muốn đến ngay lập tức với mẹ, nhưng trước mắt, chị còn phải đi cọ hai cái chậu này đã!

– Cọ hai cái chậu đã! – Chú Sóc hung giận giữ kêu lên! – Vậy thì hãy cử ở trong hai cái chậu ấy suốt đời!

Hai cái chậu nhảy từ trên bà xuống, úp chụp vào cổ chị cả. Cô này ngã ra đất và bị hóa thành một con rùa sống trong cái mai của nó (là cái chậu đã úp chặt).

Chú Sóc hung lại đến gõ của nhà cô gái thứ hai. Cô này trở lời:

– A! Chị sẽ chạy đến ngay với mẹ nếu chị không phải bận dệt vải để đem đi chợ bán!

– Nếu vậy thì chị đi mà dệt vải suốt đời!

Sóc hung nói dứt lời, cô gái thứ hai biến thành một con nhện.

3. Tấm lòng hiếu thảo của người con út

Khi Sóc hung đến báo tin cho cô con gái út thì cô này đang nhào bột. Không kịp nói một lời, không kịp rửa tay, cô gái vội vàng đi đến với mẹ.

Sóc hung âu yếm nói:

– Chị sẽ luôn đem lại cho mọi người niềm vui và sự dịu dàng. Mãi mãi, chị và các con cháu của chị sẽ được mọi người yêu mến.

Thật vậy, người con gái út sống rất lâu, được tất cả mọi người thương yêu, và sau khi chết, cô gái viến thành con ong.

Suốt mùa hè, ong đi hút mật cho người và đến mùa đông lạnh buốt, ong có thể yên tâm ở trong tổ của mình, ấm áp và đầy mật thơm ngon.

Ý nghĩa câu chuyện Ba cô con gái

Câu chuyện kể lại thái đối xử khác nhau của ba cô con gái với mẹ: sự thờ ơ, thiếu quan tâm đến mẹ của hai cô chị và lòng hiếu thảo của cô em út. Qua việc lên án thái độ của hai cô chị và ca ngợi tấm lòng của người em út, câu chuyện đã giáo dục cho các bạn nhỏ thấy được bổn phận của con cái phải hiếu kính, quan tâm, chăm sóc cha mẹ, giống như cô con gái út trong chuyện đã làm.

Đây là một câu chuyện tình cảm, mang tính giáo dục đạo đức về lòng hiếu thảo, cốt truyện mạch lạc, diễn biến bất ngờ và được kết thúc bằng hình tượng con ong chăm chỉ vô cùng đáng yêu.


*
Người con hiếu thảo

Truyện người con hiếu thảo


Không giống như truyện Ba cô con gái, câu chuyện Người con hiếu thảo là cách thể hiện tình yêu đối với người mẹ thông qua lời nói và hành động ý nghĩa.

Xem thêm: Thuốc Homtamin Ginseng Thuốc Biệt Dược, Homtamin Ginseng

Truyện từng được đưa vào giảng dạy trong sách Đạo đức lớp 5 (1987), qua đó cho thấy một hành động nhỏ sẽ có giá trị hơn ngàn lời nói hay.


Một bà mẹ sinh được bảy cô con gái.

Một dạo bà đi thăm cậu con trai ở xa. Một tuần lễ sau, bà trở về nhà. Mới bước chân vào nhà, bà đã nghe các con gái lần lượt nói lên nỗi mong nhớ của mình.

Cô thứ nhất nói:

– Con nhớ mẹ như hoa hướng dương nhớ ánh mặt trời.

Cô thứ hai nói:

– Con nhớ mẹ như đất đại hạn trong mưa.

Cô thứ ba nói:

– Con nhớ mẹ phát khóc lên, giống con chim nhỏ đã khóc nhớ chim mẹ.

Cô thứ tư thì thầm:

– Con đau khổ khi vắng mẹ, như con ong mật không thấy một bông hoa nào.

Cô thứ năm thỏ thẻ:

– Con mơ thấy mẹ như giọt sương mơ thấy bông hồng.

Cô thứ sau nói:

– Con trông thấy mẹ khác nào như vườn anh đào thấy chim họa mi.

Cô thứ bảy không nói gì. Cô lẳng lặng tháo giày cho mẹ và đem đến cho mẹ chậu nước mát để mẹ rửa chân.