VỊ TRÍ GIÁC HƠI Ở LƯNG

Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của nền y tế nói chung và y học cổ truyền nói riêng đều đạt được những thành tựu quý báu. Trong đó, phương pháp giác hơi dần được cải tiến, nhằm đem lại kết quả khả quan trong điều trị. Có thể nói, dù là liệu pháp cổ xưa, nhưng ngày nay, chúng vẫn được ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong nhân dân. Cùng bác sĩ Y học cổ truyền Phạm Lê Phương Mai tìm hiểu tổng quan về giác hơi cũng như cách giác hơi đúng để đạt hiệu quả cao.

Bạn đang xem: Vị trí giác hơi ở lưng


Tổng quan về liệu pháp giác hơi

Một số khái niệm

Theo đông y, giác hơi thuộc “hỏa liệu pháp”, nghĩa là liên quan đến sử dụng nhiệt khi thực hiện. Ban đầu là những dụng cụ với nguyên liệu thô sơ như sừng động vật,…Qua thời gian, chúng được cải tiến với các chất liệu gần gũi và an toàn hơn, mang tính thẩm mỹ cao như thủy tinh, tre, gốm…

Cùng với đó là nhiều tiến bộ trong phương pháp giác hơi ra đời, vừa đảm bảo được hiệu quả điều trị vừa hạn chế các rủi ro không mong muốn của cách thức cũ. Có thể kể đến như:

Giác hơi “khô” là cách thức khá phổ biến, khi dùng nhiệt đốt hết không khí trong ống giác, tạo ra môi trường chân không, với áp suất âm.Giác hơi “ướt” là quá trình sử dụng lực hút từ ống giác nhằm hút thêm một lượng máu từ vết chích máu được tạo ra trước đó.Giác hơi “khí” là cách thức cải tiến hơn bởi không cần dùng đến nhiệt độ mà dùng bơm chuyên dụng rút không khí ra ngoài, tránh được rủi ro như bỏng, nhiễm trùng da…

Trong quá trình thực hiện, người bệnh thường cảm nhận da ấm dần lên, căng ra, dễ chịu. Sau khi kết thúc, thông thường sẽ để lại trên cơ thể các “dấu giác”. Chúng là những vết đỏ hay tím,…đều là hiệu ứng bình thường, có thể tự phục hồi sau vày ngày.

Cơ chế của giác hơi

Để hiểu giác hơi có tốt không, hãy cùng khám phá cơ chế của phương pháp này.

Theo y học hiện đại

Nhờ vào lực hút (kích thích cơ giới) và nhiệt độ (kích thích nhiệt) có thể thông qua da, mạch máu và thần kinh dưới da truyền tới các tế bào não. Điều này hỗ trợ sự cân bằng trong quá trình ức chế và hưng phấn. Bên cạnh đó, chúng còn giúp tăng cường miễn dịch của hồng cầu và thực bào của bạch cầu.

Không chỉ có tác dụng toàn thân, liệu pháp còn mang đến lợi ích ở vị trí giác hơi. Tại các tổ chức mô, mạch máu khi nhận được sự kích thích sẽ tăng cường tốc độ bài tiết, trao đổi chất cùng với thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông.

Xem thêm: Tuyển Sinh, Đại Học Nông Lâm Đà Nẵng Và Các Tỉnh Miền Trung, Trường Đại Học Nông Lâm


Theo y học cổ truyền

Giác hơi giúp hỗ trợ cân bằng âm dương và đẩy lùi tính “hàn” trong các bệnh lý. Điều này giúp loại bỏ đi các tà khí xâm phạm như huyết ứ, phong, hàn, thấp…đồng thời nâng cao chính khí của cơ thể.

*
Sau khi giác hơi thường để lại “dấu giác” màu đỏ, hoặc tím sậm…

Lưu ý khi giác hơi

Có thể nói rằng, giác hơi là liệu pháp giảm các triệu chứng khó chịu khá hiệu quả. Chính vì vậy, khi nguyên nhân bệnh lý có nguồn gốc từ các yếu tố thực thể như u, virus, vi khuẩn, chấn thương…giác hơi như công cụ hỗ trợ điều trị bệnh chứ không giải trừ nguyên nhân tận gốc.

Trong quá trình thao tác, động tác thầy thuốc nên thường xuyên thăm hỏi tình hình người bệnh. Đồng thời, người bệnh cần thư giãn, thả lỏng cơ thể để đạt hiệu quả tốt nhất.

Khi thực hiện giác hơi, đôi khi không tránh khỏi các rủi ro như đau, bỏng, rát, tổn thương da,… Thậm chí một số trường hợp sẽ choáng, hoa mắt, chóng mặt… Lúc này, thầy thuốc cần theo dõi kỹ các dấu hiệu sinh tồn, đồng thời tư vấn, trấn an người bệnh, nhằm đưa ra hướng xử lý thích hợp.

Với nền lịch sử lâu đời, cũng như kinh nghiệm được tích lũy hàng ngàn năm của nhân dân, giác hơi dần trở thành một trong các phương pháp trị liệu được công nhận và ứng dụng nhiều trong đời sống. Hi vọng, bài viết đã đem đến cho độc giả những lợi ích và cách giác hơi hiệu quả trong điều trị bệnh.